Biểu hiện của cơ thể dư thừa chất đạm cần lưu ý

Đạm – protein là một trong những nhóm chất cần thiết, quan trọng cho sự sống. Cơ thể không thể tự tổng hợp đạm cho nhu cầu sinh hóa, tái tạo mô cơ mà cần sự cung cấp từ: protein thực vật và động vật. Vai trò của protein với cơ thể rất lớn, được chị em chăm chút đầu tư cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với lối sống hiện nay, cơ thể dễ trở nên dư thừa đạm, do sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu đạm, bất lợi cho sức khỏe. Dưới đây là các dấu hiệu cơ thể dư thừa đạm giúp bạn nhận diện và lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho cơ thể.

Dấu hiệu cơ thể dư thừa đạm

Chế độ thức ăn nhiều protein không kiểm soát sẽ khiến cơ thể thiếu hoặc dư thừa chất. Tình trạng dư thừa đạm khá phổ biến, với những dấu hiệu dễ dàng nhận diện:

  • Chế độ ăn nhiều đạm, ít tinh bột hoặc không có khiến não bộ thiếu tinh đường. Tình trạng mệ mỏi, cáu kỉnh, hay bực bội và hay bị stress kéo dài.
  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở những người dư thừa đạm nhưng thiếu chất xơ, tinh bột. Bởi hệ tiêu hóa hoạt động với các chuỗi protein dài, khó phân hủy, hệ men vi sinh đường ruột phát triển kém hiệu quả, khó đi vệ sinh.
  • Dư thừa đạm cũng là nguyên nhân gây tăng cân nhanh. Bởi, protein tham gia cấu trúc tế bào, tái tạo và hình thành cơ bắp. Khi dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng tích mỡ, khó giảm cân.
  • Hơi thở có mùi, hôi miệng. Do hệ tiêu hóa, hệ vi sinh hoạt động không hiệu quả, chuyển qua quá trình yếm khí gây mùi khó chịu khi ợ hơi.
  • Protein gây áp lực lớn không chỉ lên hệ tiêu hóa mà còn lên thận. Có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố. Dư thừa protein về lâu dài sẽ là nguyên nhân góp phần gây suy thận.

Lựa chọn thực phẩm chứa đạm lành mạnh

Với chế độ ăn kém lành mạnh, lạm dụng quá nhiều thịt, thực phẩm giàu protein hiện nay, người dùng dễ dư thừa chất, béo phì, do cơ thể bị quá tải. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, vói chế độ ăn thông minh sẽ là yêu cầu cần thiết. Chú ý:

  • Nên cắt giảm lượng protein nạp vào cơ thể, khi có các dấu hiệu dư thừa đạm. Sử dụng thực phẩm có tính thanh đạm, nạp nhiều nước để cơ thể được khử độc tố, luyện tập thể thao giảm lượng protein tích tụ lâu ngày.
  • Lựa chọn nguồn protein dễ tiêu, lành tính: protein thực vật (các loại đậu, rau xanh, hạt chia…), sử dụng protein từ thịt trắng, cá, sữa nhiều hơn thịt đỏ.
  • Sử dụng protein cần đa dạng các nguồn, chế biến nguyên thủy sẽ giúp dưỡng chất được giữ nguyên, không biến chất.

Chế độ ăn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Đạm không thể thiếu cho bữa ăn, được bổ sung từ nhiều nguồn. Người dùng tìm hiểu protein có nhiều ở đâu? Loại nào lành tính cho cơ thể? Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học với thể trạng cơ thể. Bổ sung protein phù hợp với nhu cầu, tránh thói quen ăn quá nhiều thịt của lối sống hiện đại sẽ vô tình khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc nhận diện được vấn đề.