So Sánh Các Loại Van Bướm Tay Gạt Và Van Bướm Tay Quay (2)

Van bướm tay gạt và van bướm tay quay, van bướm điện, van bướm tuyến tính…thực chất đều là tên gọi của van bướm. Tuy nhiên, mỗi loại van đều có mỗi chức năng khác nhau, phù hợp cho từng ứng dụng khác nhau. Do tính ứng dụng cao nên van cánh bướm rất đa dạng về mẫu mã, hình thức và chủng loại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh các loại van bướm tay gạt và van bướm tay quay để không nhầm lẫn khi chọn mua sản phẩm.

Đặc điểm, ưu và nhược điểm của van bướm tay gạt

  • Van buom tay gat là loại van bướm được vận hành đóng/ mở bằng tay gạt. Người dùng chỉ cần gạt sang 90 độ là đã có thể đóng/ mở van dễ dàng để điều chỉnh dòng chảy qua đương ống. Thông thường, van bướm này được sản xuất từ DN50 – DN200 bởi nếu làm kích thước lớn thì cần phải có momen xoắn lớn để đóng và mở van.
  • Để nhận biết van bướm gạt tay đóng hay mở cũng rất đơn giản. Khi tay gạt trung phương với đường ống chính là lúc van bướm mở. Còn khi tay gạt vuông góc với đường ống thì là lúc van buom đang đóng.
  • Ưu điểm của van bướm tay gạt là có thiết kế nhỏ gọn, do đó nó sẽ giúp tiết kiệm không gian đáng kể so với các loại van khác. Cần rất ít không gian để lắp đặt và bảo trì. Thao tác sử dụng rất đơn giản, chỉ cần gạt là đóng hay mở van một cách dễ dàng. Sản phẩm dễ dàng bảo trì và lắp mới. Giúp giảm chi phí vận hành trực tiếp và cắt giảm thời gian cần thiết để bảo trì van.
  • Tuy nhiên, van bướm tay gạt cũng có một số nhược điểm nhỏ trong quá trình sử dụng. Đó là van dễ dàng hư hỏng khi mở ở góc 15 độ – 75 độ. Các loại van bướm này có cấu tạo bằng tay nên phải cần dùng lực để vận hành. Van không có cơ cấu trợ lực nên gặp khó khăn trong quá trình vận hành. Nhất là đối với những size lớn như DN200 hay DN250…

Đặc điểm, ưu và nhược điểm của van bướm tay quay

  • Thực chất van bướm tay quay cũng có cấu tạo giống với loại van bướm gạt tay. Tuy nhiên phần truyền động lại được thay bằng tay quay. Van bướm quay tay có lợi thế hơn là có hỗ trợ cơ cấu trợ lực. Giúp cho van có thể đóng/ mở một cách dễ dàng trong khi chỉ cần dùng lực ở mức bình thường. Van thường sử dụng đối với những size lớn như DN50 – DN400…Van có thể sử dụng phù hợp cho tất cả các đường ống lớn nước, hơi, khí…
  • Sử dụng van bướm tay quay cũng đều rất thuận lợi cho thao tác đóng/ mở. Và việc này thực hiện một cách rất nhanh chóng. Vòng xoay của tay cầm van tạo ra sự đóng kín hay mở van hoàn toàn, dễ dàng điều chỉnh góc độ một cách hợp lý nhất.
  • Van buom có giá thành rẻ hơn, giúp tiết kiệm chi phí đối với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong lúc chi phí còn eo hẹp. Bên cạnh đó, chất liệu để sản xuất van bướm thông thường cũng rẻ hơn rất nhiều. Van có thiết kế nhỏ gọn, do đó nó sẽ giúp tiết kiệm không gian đáng kể so với các loại van khác.
  • Nhược điểm của van bướm tay quay chính là tuổi thọ trung bình không quá cao nếu đem so sánh với van cổng hay van bi. Van dễ dàng hư hỏng trong trường hợp sử dụng van khi mở ở góc 15 độ – 75 độ. Hoặc dễ bị rò rỉ do cánh bướm không khít với gioăng. Van không thể chịu được áp lực cao.

Như vậy, mỗi loại van bướm đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng. Trong quá trình lựa chọn, bạn hãy cân nhắc xem loại van nào phù hợp nhất với ứng dụng của mình nhé.