Khi nói đến OEM, chắc chắn bạn đã nghe qua thuật ngữ này rất nhiều khi mua các thiết bị điện tử. Vậy OEM là gì? Cách phân biệt OEM và ODM chuẩn nhất? Nếu bạn đang băn khoăn vì những điều này, hãy đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
OEM là gì?
OEM là cụm từ viết tắt từ Original Equipment Manufacturing có nghĩa là sản xuất thiết bị gốc. Hay bạn có thể hiểu nó một cách đơn giản, OEM chính là từ dùng để chỉ các công ty, công xưởng chuyên sản xuất các sản phẩm theo thiết kế, các thông số kỹ thuật theo đơn đặt hàng từ đối tác. Và tất nhiên các sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ mang thương hiệu của công ty đối tác đã đặt hàng.
Sản xuất OEM có yêu cầu rất cao từ bên đặt hàng. OEM ngoài đảm bảo chính xác quy trình sản xuất còn phải làm đúng theo các yêu cầu về chất lượng của đối tác. Và quan trọng nhất là sự bảo mật kinh doanh giữa hai bên.
Sự khác nhau giữa OEM và ODM là gì
Nếu như OEM dùng để nói về các nhà sản xuất thiết bị gốc thì ODM là Nhà thiết kế sản phẩm gốc. Tất cả mọi việc từ thiết kế, xây dựng sản phẩm theo yêu cầu sẽ do các công ty ODM đảm nhận. Vậy OEM và ODM có gì khác nhau?
OEM và ODM là hai hình thức hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể dễ dàng phân biệt, nhờ vào mục đích hoạt động của những hình thức này.
- OEM chỉ tham gia vào quá trình sản xuất theo đúng thiết kế, các thông số kỹ thuật của bên đặt hàng.
- ODM lại chuyên về thiết kế sản phẩm nhưng không tham gia trực tiếp và quá trình sản xuất.
- Ngoài ra OEM VÀ ODM còn có điểm khác biệt với nhau nữa, chính là ODM chỉ đăng sản phẩm mà không hề có hướng dẫn đặt mua hàng. Và điều này hoàn toàn ngược lại với OEM .
Do đó nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa OEM và ODM, hãy đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên nhé.
Lợi thế của sản xuất OEM là gì?
So với mô hình kinh doanh truyền thống, sản xuất OEM mang đến rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Bởi:
- Chi phí đầu tư cho việc xây dựng công xưởng sản xuất không quá cao. Đó chính là lý do các sản phẩm sau khi hoàn thiện đưa ra thị trường luôn có giá rẻ hơn so với những mặt hàng cùng loại.
- Sản xuất OEM mang đến cho các công ty OEM cơ hội tiếp cận những kiến thức công nghệ mới. Từ đó có thể dựa vào đó để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới trong tương lai dễ dàng hơn.
- Không những vậy bạn còn có cơ hội thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng. Nhờ khai thác các ý tưởng sản xuất các mặt hàng khác nhau.
Lời kết
Nếu bạn đang có ý định startup hãy đừng bỏ qua mô hình kinh doanh OEM nhé. Đây là một trong những mô hình kinh doanh rất có tiềm năng và giúp bạn dễ thành công hơn. Bởi chi phí đầu tư sản xuất không quá cao. Do đó nếu bạn đang băn khoăn OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM và ODM? Những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn hãy đừng bỏ qua nhé. Để giúp bạn hiểu hơn về OEM hay ODM là gì… bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo các thông tin sau:
- Công Ty CP. Nef Digital
- Trụ sở: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- VPGD: Tầng 6 – Số 272 Nguyễn Lân – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Website: https://nef.vn
- Email: [email protected] – [email protected]
Nef Digital rất sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn tốt nhất.