Ngày nay, hợp đồng thương mại sẽ là thỏa thuận ký kết bằng văn bản giữa những bên có nhu cầu với nhau. Nhằm thực hiện được công việc trong đó có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ những bên được tham gia ký kết, giúp cho việc thực hiện cũng như định hướng theo đúng như quy định nhà nước.

Thực tế, những trường hợp về quyền và nghĩa vụ giữa những bên xâm hại sẽ dẫn đến tranh chấp và là lý do sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng được tốt hơn.

Lý do nên cần thuê luật sư giải quyết tranh chấp về kinh doanh? 

Khi đất nước hội nhập vào WTO thì quan hệ phát triển kinh tế nước ta càng ngày phát triển theo đó có những tranh chấp về hoạt động kinh doanh rất nhiều. Vì vậy việc hạn chế những giải quyết tranh chấp trong hợp đồng sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp phát triển được bền vững hơn, cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.

Nhằm tránh khỏi những rủi ro thì tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng được nhiều đơn vị lựa chọn khi tham gia hợp tác cùng phát triển vì:

  • Có luật sư tư vấn, rà soát hợp đồng và bảo vệ lợi ích các bên tham gia ký kết hợp đồng, hạn chế những rủi ro khi ký kết. Từ đó mà điều chỉnh những điều khoản sao cho phù hợp nhất.
  • Soạn thảo hợp đồng sẽ được chuyên sâu, đảm bảo quyền lợi tham gia của các bên tham gia ký kết.
  • Khi soạn thảo hợp đồng sẽ hiểu được kỹ càng về quy định những tính chuyên sâu của luật pháp.
  • Khi xảy ra những tranh chấp, luật sư sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều, đưa ra đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân  và những lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất.

Những tranh chấp hợp đồng thường xuất hiện nhiều nhất:

  • Tranh chấp hợp đồng trên phạm vi lãnh thổ: hợp đồng nội thương hoặc ngoại thương
  • Tranh chấp hợp đồng theo nội dung vi phạm là tranh chấp do bên bán hoặc bên mua không thực hiện như thỏa thuận
  • Tranh chấp phạm vi giao dịch: trong mua bán hàng hóa, trong hợp đồng đại lý, trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa…
  • Tranh chấp hợp đồng theo tính pháp lý: do vi phạm nguyên tắc, hợp đồng không hợp pháp…
C:\Users\DMCL\Desktop\111100194.jpg

Lý do nên dùng tư vấn luật giải quyết tranh chấp

Những cách giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay

Giải quyết bằng cách thương lượng: Đây là phương thức mà nhiều bên tranh chấp đã lựa chọn nhất, và nhà nước cũng khuyến khích các bên tham gia ký kết hợp đồng lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn. Đây là phương pháp được hiểu là cách giải quyết thương thảo, cả 2 ngồi bên nhau phân tích và đưa ra những vấn đề của mình nhằm cả 2 bên cùng nhau tìm cách giải quyết.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải: Là phương thức có sự tham gia bên thứ 3, hòa giải viên giữ vai trò trung gian giúp cho các đương sự giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Phương thức hòa giải này sẽ có tác dụng khi các bên có thiện chí với nhau.

C:\Users\DMCL\Desktop\08_bdns.jpg

Phương thức giải quyết tranh chấp

Thông qua hình thức này, việc hòa giải sẽ giúp hai bên có thể rút ngắn được thời gian, không tốn kém chi phí, và khi đó khi hai bên giải quyết thành công thì sau này các bên có thể duy trì khả năng hợp tác.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tham gia: Khi các đương sự có nhiều mâu thuẫn trên đỉnh cao trào thì cần có bên thức 3 là các trung tâm trọng tài giải quyết. Điểm mạnh của hình thức này được đánh giá đó là giải quyết nhanh, đảm bảo bí mật… Tuy nhiên, chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá cao, hiệu thực không cao bằng tòa án.